Trong xã hội và văn hóa Lông mi

Mỹ phẩm

Lông mi dài được coi là một tiêu chuẩn sắc đẹp ở nhiều nền văn hóa. Cho nên nhiều phụ nữ đã tìm cách tăng chiều dài lông mi của mình bằng nhiều cách nhân tạo, ví dụ như nối mi. Ngược lại, người Hadza lại tự cạo đi lông mi của mình.[3]

Một cô gái đánh mascara màu xanh lam.

Kohl, một loại bột màu đen (thường là Antimon Sulfua hay Chì Sulfua) đã được sử dụng từ thời đại đồ đồng để tô đen phần rìa mí mắt (phần gốc lông mi). Ở Ai Cập cổ đại, nó được người giàu và những người thuộc dòng dõi hoàng tộc sử dụng để làm đẹp cho đôi mắt. Những sản phẩm trang điểm mắt hiện đại bao gồm Mascara, bút kẻ mắt, keo kích míphấn mắt để tô điểm thêm cho đôi mắt. Thế kỷ thứ 20 chứng kiến sự xuất hiện của lông mi giả vô cùng tiện lợi, chúng bắt đầu nổi lên từ những năm 1960. Một số công cụ khác cũng được sử dụng để làm đẹp lông mi như kẹp mi, dụng cụ kẻ mascara, vv...

Kẻ mi vĩnh viễn hay nối dài mi trở nên vô cùng phổ biến, kể cả ở các salon nhỏ. Cấy ghép lông mi cũng trở nên khả thi, quy trình tương tự như cấy tóc. Vì phần cấy ghép được lấy ở trên đầu, nên lông mi mới cấy sẽ mọc dài như tóc và cần được tỉa thường xuyên.[4]

Latisse được giới thiệu vào quý đầu tiên của năm 2009 bởi công ty dược Allergan như là loại thuốc đầu tiên được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn dùng để kích thích mọc lông mi. Latisse chính là dung dịch Bimatoprost, thành phần dùng trong thuốc chữa cườm nước Lumigan. Theo Allergan, công dụng kích thích mọc lông mi được thể hiện rõ sau 16 tuần, chủ yếu là ở mi trên. Trong vài thập kỷ trở lại đây, nhiều loại dầu xả dành cho lông mi đã được sáng chế với mục đích làm lông mi thêm chắc khỏe và mọc dài hơn. Nhiều loại tinh dầu hạt, khoáng chất và hóa chất đã được sử dụng để đạt được kết quả này.

Các công ty mỹ phẩm dạo gần đây đang dựa vào nghiên cứu khoa học về Prostaglandinđường truyền tín hiệu Wnt/b-catenin để sản xuất các sản phẩm dành cho lông mi.[5]